Thursday, April 13, 2017

Trung Quốc có thể rơi vào Bẫy Thu Nhập Trung Bình

Bắc Kinh – Khi Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự buổi họp với các đại biểu quốc hội của tỉnh Liêu Ninh trong kỳ họp Quốc Hội mới đây, ông đã nói rằng việc các tỉnh sửa đổi báo cáo về kinh tế là điều không thể chấp nhận được .

Nhưng lập trường này lại không được tôn trọng cho lắm khi chính phủ trung ương ngày càng có khuynh hướng đưa ra báo cáo kinh tế bằng loại tiền tệ nào thích hợp nhất .

Vào ngày 13 tháng Giêng năm 2017, Bộ Thương Mại Trung Quốc loan báo rằng Trung Quốc nhận được tiền đầu tư từ ngoại quốc tổng cộng là 813,2 tỷ nguyên (117,9 đô la) trong năm 2016, tăng 4,1% so với năm trước. Con số này, tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, rất là quan trọng. Qua chính sách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng cao nhờ áp dụng các kỹ thuật hiện đại và phương thức quản lý học từ nước ngoài.

Trong quá khứ, nhà nước thường công bố con số kinh tế bằng đô la, một phần vì ngoại quốc không được đầu tư bằng đồng nguyên. Nhưng dấu đô la đã vắng mặt một cách đáng nghi ngờ trong báo cáo tháng Giêng vừa rồi. Các con số về kinh tế được công bố trong báo cáo tháng Mười năm ngoái về thời kỳ từ tháng Giêng đến tháng Chín năm ngoái thì được công bố bằng cả đồng nguyên lẫn đồng đô la.

Bộ Thương Mại khi được hỏi đã trả lời là ngày nay Bộ ngưng công bố các con số kinh tế bằng đô la và cho biết các con số được tính bằng đồng nguyên .

Nhưng các con số tính bằng đồng đô la lại bất ngờ xuất hiện khi công ty nghiên cứu kinh tế CEIC cung cấp báo cáo cho khách hàng của họ. Nói một cách khác, Bộ Thương Mại đã đưa các con số kinh tế tính bằng đô la cho CEIC nhưng không công bố các con số tính bằng đô la cho công chúng.

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Trung Quốc giảm đi 7,1% ở mức 216 tỷ đô la năm 2016 . Đây là sự giảm đi đầu tiên tính từ bốn năm nay. Nhưng con số tính bằng đồng nguyên thì lại cho thấy có sự gia tăng trong đầu tư nước ngoài.

Bằng chứng cho thấy tại sao Bắc Kinh dùng cách chọn tiền tệ trong báo cáo để nói dối về mức đầu tư trực tiếp của nước ngoài có thể thấy trong bài diễn văn của Tập Cận Bình đọc tại buổi họp G20 tại Davo ngày 17 tháng Giêng năm 2017. Trước chính sách bảo hộ mậu dịch của ông Donald Trump, Tập Cận Bình nói là Trung Quốc sẽ mở rộng hơn nền kinh tế để đón nhận nhiều hơn đầu tư từ ngoại quốc .

Công bố sự suy giảm đầu tư ngoại quốc đầu tiên trong vòng bốn năm qua có thể làm mất mặt nhà lãnh đạo Trung Quốc một cách nghiêm trọng.

Sự khác nhau giữa hai con số tính bằng đô la và bằng đồng nguyên là do đồng nguyên đã mất giá 6,6% so với đồng đô la trong năm 2016 và 10% so với đồng đô la trong vòng hai năm tính từ 2015.

Nếu đổi Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) từ đô ra ra đồng nguyên sẽ thấy sự khác nhau rất lớn. Theo Sở Thống Kê Quốc Gia lấy mức tỉ giá trung bình đồng nguyên với đồng đô la năm 2016 là 6,6423, GDP của Trung Quốc là 74,4 ngàn tỷ nguyên hay là 11,2 ngàn tỷ đô la . Năm 2015, GDP là 68,9 ngàn tỷ nguyên hay là 11,06 ngàn tỷ đô la.

Nếu GDP được tính theo đồng đô la, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng có 1,3% trong 2016 so với năm trước. Một sự khác biệt rất lớn với con số mà nhà nước công bố chính thức bằng đồng nguyên là 6,7% tăng trưởng thực tế sau khi đã tính đến việc thay đổi tỉ giá đồng nguyên và 0,8% tăng trưởng tính theo con số khi chưa tính đến việc thay đổi tỷ giá đồng nguyên so với đô la.

Sự tăng trưởng tính theo đô la đạt đỉnh cao gần đây là 24,2% vào năm 2011 và sụt xuống còn 5,5% vào năm 2015. Sự tăng trưởng giảm xuống vào năm 2016 bằng với mức thấp nhất năm 1994 khi nền kinh tế được tính là giảm 8,8% do sự phá giá đồng nguyên năm đó .

Từ năm 2005, Trung Quốc có chính sách điều chỉnh đồng nguyên so với đồng đô la sao cho có lợi . Vào lúc đó, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh, với đồng nguyên tăng tỉ giá so với đô la lúc đó, tăng trưởng của Trung Quốc năm 2008 là 29,5% nếu tính bằng đô la, trong khi đó chính quyền Trung Quốc công bố tỉ lệ tăng trưởng thật la 9,7%.

Chiều hướng đó thay đổi khi đồng nguyên yếu đi so với đồng đô la năm 2014 trong tình hình kinh tế Trung Quốc chậm lại . Việc đồng nguyên bị sụt giá không phải là sự nhất thời trồi sụt mà là do thay đổi có tính cách cơ cấu trong nền kinh tế khi một số lượng lớn tiền bị tẩu tán ra khỏi Trung Quốc.

Giới tài chính ở Bắc Kinh nói chính sách dễ dãi về tiền tệ của Bắc Kinh trong nhiều năm đã dựng lên một nền kinh tế dựa trên các bong bóng kinh tế, thất thoát tiền ra nước ngoài, một đồng nguyên yếu và các chương trình phát triển. Họ cũng nói thêm là việc đồng nguyên bị mất giá so với đô la là hậu quả của việc tuôn ra trị trường quá nhiều đồng nguyên với lãi suất thấp.

Về lãnh vực phát hành tiền M2, gồm có toàn thể tiền mặt và tiền ký thác trong ngân hàng, có 155 ngàn tỷ nguyên (22,4 ngàn tỷ đô la) vào cuối năm 2016. Con số này lớn  hơn con số của cả Nhật lẫn Mỹ cộng lại, Mỹ là 13,2 ngàn tỷ đô la còn Nhật là 8,4 ngàn tỷ đô la . Số tiền mặt lưu hành của Trung Quốc là không bình thường khi GDP của Trung Quốc chỉ bằng 60% GDP của Mỹ .

Từ ngữ Bẫy Thu Nhập Trung Bình, chỉ tình trạng một nước có GDP bình quân theo đầu người vào khoảng 10 ngàn đô la cố gắng phải vượt lên, trở thành quen thuộc tại Trung Quốc khi một tổ chức think tank của chính phủ dùng đến . Cả Chủ Tịch Tập Cận Bình lẫn Thủ Tướng Lý Khắc Cường đang cố gắng cải chính là Trung Quốc sẽ không bị rơi vào cái bẫy đó .

Căn cứ vào công bố của sở thống kê, con số tăng trưởng của GDP tính theo đô la chỉ có 1,2% vào năm 2016, với GDP tăng từ 8,026 ngàn tỷ đô la năm 2015 lên 8,126 ngàn tỷ đô la năm 2016, một sự chậm lại đáng kể của nền kinh tế so khi nhìn vào tỉ lệ tăng trưởng của các năm trước với 11,7% năm 2013, 8,5% năm 2014, 4,5% năm 2015.

Con số tăng trưởng tính bằng đô la đặt Trung Quốc vào hoàn cảnh hoàn toàn khác với “tăng trưởng bền vững” khi con số đó được tính bằng đồng nguyên là khoảng 7%.

Con số tăng trưởng tính bằng đồng nguyên đã bị mất giá so với đồng đô la làm cho người ta tưởng là nền kinh tế Trung Quốc vẫn mạnh, con số tăng trưởng tính bằng đồng đô la cho thấy tình trạng thật sự của kinh tế Trung Quốc.

Cựu bộ trưởng tài chánh Lou Jiwei, từ chức năm 2016, nói trong bài diễn văn tại đại học Thanh Hoa năm 2015 là: “Trung Quốc có 50 – 50 khả năng rơi vào Bẫy Thu Nhập Trung Bình”.

Sự tiên đoán của ông ta dường như đang xảy ra .

Nguồn: Nikkei Asia Review

Minh Đức dịch

No comments:

Post a Comment