Monday, April 27, 2015

Bùi Kiến Thành: kinh tế và giáo dục miền Nam trước 75

Dưới đây là một bài phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành của đài BBC Việt Ngữ về chính sách kinh tế, giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa và bài học rút ra được:

Ba Lần Đổi Tiền

Từ ngày 30.04.1975, khi cầm tờ giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, người dân Sài gòn, một Thủ đô từng có mỹ danh Hòn ngọc Viễn đông, mang một nỗi buồn mất mát : Đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sẽ đi vào dĩ vãng… Việc ‘đổi tiền’ bị đảng Cộng sản đưa vào ngữ vựng ‘cách mạng’ khủng bố người dân Việt như một nỗi kinh hoàng vì đây là một vụ cướp bằng luật do nhà nước ban hành.

Friday, April 24, 2015

Lý Quang Diệu: Mỹ không xâm chiếm Việt Nam

Ông Lý Quang Diệu không cho là Mỹ xâm chiếm Việt Nam mà Mỹ chỉ muốn ngăn sự lan tràn của chủ nghĩa Cộng Sản. Ông Lý Quang Diệu viết trong cuốn sách "One Man’s View of the World" về chiến tranh Việt Nam như sau:

Thursday, April 23, 2015

Vì sao đánh miền Nam

Cuộc chiến đánh miền Nam nằm trong chiến lược bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản ra toàn thế giới của Lê Nin.

Monday, April 20, 2015

Am thờ Phật trên hè phố Mỹ

Hai bà Vina Vo và bà Kieu Do đến niệm Phật mỗi sáng tại am
Ông Dan Stevenson không phải là một Phật tử hay là tín đồ của bất cứ đạo nào cả.

Ông Dan Stevenson, người cư dân sống tại Đại Lộ số 11 của vùng Eastlake ở thành phố Oakland chẳng qua là có một chút hy vọng khi ông ta vào tiệm bán vật liệu xây cất tên là Ace để mua một tượng Phật cao 60 cm và đặt tượng này trên một khoảnh đất nằm giữa Đại Lộ số 11 và đường số 19.

Monday, April 6, 2015

Tình hình miền Nam vào tháng giêng 1975

Dưới đây là một đoạn phim về cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thiệu, nguyên tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, của đài truyền hình Mỹ ABC vào ngày 31 tháng giêng 1975. Trong cuộc phỏng vấn này ông Nguyễn Văn Thiệu đã cho đài truyền hình ABC Mỹ biết về tình trạng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào lúc đó.

Sunday, April 5, 2015

Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Ấn Độ: Dưới vòng kim cô của hệ thống đẳng cấp

Qua nhiều năm, tôi đã đi đến một kết luận rằng không thể so sánh Trung Quốc với Ấn Độ. Trung Quốc phát triển một cách hữu cơ và trở thành một dân tộc thống nhất. Nó không phải là một quốc gia do người ngoài tạo lập nên. Người Hán chiếm 90 phần trăm dân số và hầu hết mọi người trong đất nước đều có thể nói cùng ngôn ngữ. Trung Quốc có một sự cố kết mà Ấn Độ không có. Ở Ấn Độ có hơn 400 ngôn ngữ bản địa, và trước khi người Anh đến cai trị và thống nhất họ bằng cách xây nên một mạng lưới đường sắt, họ là những nhóm người đa dạng, mỗi nhóm lại nằm dưới quyền một maharaja (hoàng tử), một sultan (quốc vương Hồi giáo) hay một nawab (lãnh đạo quý tộc).

Saturday, April 4, 2015

Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

Trung Quốc: Một Chính Quyền Trung Ương Mạnh

Để hiểu được Trung Quốc và tương lai của quốc gia này trong 20 năm tới, bạn phải hiểu về con người và xã hội của họ. Trong 5.000 năm, người Trung Quốc tin tưởng rằng đất nước chỉ an toàn khi chính quyền trung ương mạnh. Một chính quyền trung ương yếu có nghĩa là lộn xộn và hỗn loạn. Một chính quyền trung ương mạnh sẽ đưa đến một đất nước Trung Hoa hòa bình và thịnh vượng. Mọi người Trung Quốc đều hiểu điều đó. Đó là nguyên tắc cốt yếu của họ, được rút ra từ những bài học lịch sử sâu sắc nhất. Sẽ không có sự chệch hướng khỏi nguyên tắc này trong tương lai gần. Đây là một tư tưởng có trước thời cộng sản. Nó đã tồn tại qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm.

Thursday, April 2, 2015

Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ


Hoa Kỳ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác.