Thursday, June 13, 2013

Bà Magaret Thatcher có làm cho kinh tế Anh khá hơn?


Bà Magaret Thatcher làm thủ tướng Anh từ năm 1979 đến năm 1990. Bà cũng là lãnh tụ đảng Bảo Thủ Anh từ năm 1975 đến 1990. Trong thời gian bà cầm quyền, bà đã xoay chuyển kinh tế nước Anh từ chỗ trì trệ trở thành phát triển. Khi bà qua đời ngày 8-4-2013, nhiều báo chí đã bàn về sự nghiệp của bà, kẻ khen người chê. Dưới đây là một bài của báo The Guardian, một tờ báo có khuynh hướng thiên tả ở Anh, bàn về chính sách kinh tế của bà.




 Bà Magaret Thatcher làm cho kinh tế Anh khá hơn hay tệ hơn?

Vực dậy nền kinh tế Anh đang đi xuống từ nhiều năm . Đó là nhiệm vụ khó khăn mà bà Magaret Thatcher quyết định làm khi đến nhậm chức tại văn phòng Thủ Tướng tại đường Downing vào tháng năm, 1979, trong khi kinh tế Anh bị khủng hoảng trong hàng thập niên với một tuần làm việc ba ngày, nạn lạm phát có lúc lên đến 25%, Anh phải nhờ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) giải cứu về tài chánh và đất nước chìm trong băng giá của sự bất mãn của người dân.

Bà cho nền kinh tế một liều thuốc tốt nhất. Bóng ma của chính trị đồng thuận có từ thời sau Thế Chiến Hai bị quét đi trong thập niên sau đó. Cùng thời kỳ đó, công đoàn bị giảm thế lực, chiếc đồng hồ Big Bang tại London bị bán đi, các nhà cho thuê do nhà nước sở hữu bị bán đi, tư hữu hóa một phần lớn nền công nghiệp, khuyến khích các nước đầu tư vào Anh, cắt giảm thuế, thiết lập lại uy quyền cho nhà nước, khu vực sản xuất của công nghiệp vì thu hẹp, khai thác dầu hỏa tại North Sea phát triển và ủng hộ việc tạo ra một thị trường duy nhất cho châu Âu.

Đối với những người ủng hộ bà Magaret Thatcher thì các biện pháp mạnh bạo này có hiệu quả. Nước Anh không còn là con bệnh của châu Âu nữa và đi vào thập niên 1990 với nền kinh tế tăng trưởng. Kinh tế có sức sản xuất cao hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn và đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Các biện pháp cải cách sâu rộng và có ảnh hưởng lâu dài vào thập niên 1980 dọn đường cho 16 năm kinh tế nở rộ, từ 1992 cho đến 2008.

Đối với những người chống lại chính sách của bà Thatcher thì bà ta đã làm mất đi 15% công nghiệp nước Anh với chính sách thực tiễn thiên về phát triển các dịch vụ tài chính, tiêu mất số tiền do xuất cảng dầu hỏa vùng North Sea vào việc trợ cấp thất nghiệp và bù và số ngân sách thiếu hụt do cắt giảm thuế cho lớp trung lưu, và biến nước Anh thành mất quân bình, bất bình đẳng xã hội như ngày nay.

Sự thật nằm ở giữa hai cực đoan này. Bà Thatcher lên cầm quyền khi nền kinh tế đi đến chỗ phải giải quyết sau ba thập niên kém cỏi so với các nước Tây phương khác. Giả sử như ông Jim Callaghan thắng cử năm 1979 thì ông cũng phải đương đầu với khó khăn khi phải đổi mới nền kinh tế đang bị nạn lạm phát cao, quản lý yếu kém và quan hệ trong công nghiệp xấu đi.

Thật ra nhiều sự cải cách trong chính sách mà bà Thatcher thi hành đã được bắt đầu bởi người tiền nhiệm bà. Chính sách muốn toàn thể lao động có việc làm đã bị bỏ từ năm 1976, khi đảng Lao Động đưa ra mục tiêu cho tài chánh và giới hạn chi tiêu cho các bộ của Whitehall, lúc ông Denis Healey còn nắm Ngân Khố.

Trái với điều nhiều người tưởng, chủ nghĩa Thatcher đã không hình thành từ tháng Năm, năm 1979. Việc tư hữu hóa đã không nằm trong chiến dịch tranh cử của đảng Bảo Thủ, mà các biện pháp mạnh tay với công đoàn chỉ trở thành rõ rệt khi có sự bất bình gia tăng, và vào thời đó việc đó đã gia tăng từ từ.

Như đã nói, vào giữa thập niên 1980, rõ ràng là chính sách kinh tế của chính phủ Bảo Thủ được dựa trên một số nguyên tắc cốt lõi . Điểm thứ nhất, trung tâm của chiến lược kinh tế vĩ mô là nhằm kiểm soát nạn lạm phát hơn là làm cho toàn thể lao động có việc làm. Công việc của chính phủ là giữ cho tỉ lệ lạm pháp thấp mà không nhắm vào việc làm cho có mức cầu về lao động gia tăng.

Điểm thứ hai là sự cân bằng trong quan hệ lao động trong lãnh vực công nghiệp nghiêng hẳn về phía chủ nhân. Có ba đạo luật được ban ra trong thời gian từ 1980 đến 1984 nhằm vào việc ngăn cấm các cửa tiệm đóng cửa, ra luật chặt chẽ hơn về đình công và đạo luật bắt buộc công đoàn phải công khai hóa việc bỏ phiếu để xem có đình công hay không. Tiêu biểu là thời kỳ cuộc đình công của thợ mỏ bị đánh bại vào tháng năm, 1985, sau cả năm đình công.

Điểm thứ ba là chính sách về công nghiệp chẳng qua là bỏ rơi các ngành công nghiệp. Nhà nước chỉ còn giữ một số ngành kinh tế như đường sắt, còn công ty viễn thông BT, hãng hàng không British Airways, công ty thép British Steel, công ty khí đốt British Gas và công ty quản lý phi trường British Airports Authority, là các công ty lớn được đem bán cho tư nhân. Bà Thatcher không tin vào lý thuyết “kẻ thắng được chọn lựa sẵn”, mà thay vào đó bà muốn các công ty phải vượt qua thử thách cạnh tranh của thị trường để mà sống còn. Chính sách này đi xa đến mức biến nước Anh là món hàng cho các công ty xe hơi Nhật và chuyển trọng tâm của kinh tế từ chế tạo hàng hóa sang dịch vụ tài chánh.

Điểm thứ tư là, theo bà thủ tướng, chính sách kinh tế nhắm vào những người muốn làm giàu trong kinh doanh. Có những khoản giảm thuế lớn cho nhừng người có lợi tức cao, với niềm tin là điều này sẽ khuyến khích tinh thần kinh doanh. Tuy nhiên cũng có sự cắt giảm thuế nói chung cho người dân. Lấy thí dụ, trong ngân sách năm 1988, mức giảm thuế cho những người có thu nhập cao là từ 60% cho đến 40%, và với tầng lớp thu nhập trung bình là từ 27% cho đến 25%. Việc bán các nhà cho thuê do nhà nước sở hữu và các chiến dịch quảng cáo về việc này là để làm gia tăng sự hấp dẫn của kinh tế tư bản.

Nếu xét theo cách nhìn hẹp thì cuộc cách mạng kinh tế của bà Thatcher đã thành công. Sự đi xuống của nền kinh tế Anh chấm dứt, mặc dầu đó là do sự chậm lại của kinh tế Pháp và Đức hơn là sự tăng trưởng của kinh tế Anh. Số ngày đình công giảm xuống rõ rệt. Hãng Nissan đầu tư vào vùng Đông Bắc cho thấy nước Anh không còn là giai cấp vô sản của phương Tây nữa.

Về mặt khác, mức gia tăng thu nhập bị cản trở vì công đoàn sau đó trở thành yếu nên không thể yêu sách đòi tăng lương cho kịp với mức lạm phát. Ngân sách giành cho an sinh xã hội tăng phình lên vì cắt giảm thuế và vì thiếu lợi tức do thay đổi trong thị trường lao động và vì bán các nhà do nhà nước sở hữu đi. Thành tích của nước Anh về cải tiến trong công nghiệp và mức đầu tư vào công nghiệp thì nghèo nàn, trong khi sự thiếu trống về công nghiệp chế tạo khiến cho nền kinh tế phải nhờ vào sự gỡ bỏ các luật lệ tại các thành phố. Lợi tức về dầu hỏa giúp chính quyền Thatcher bù vào chỗ thiếu ngân sách do giảm thuế nhưng vấn đề muôn thưở của nước Anh, là tìm một chỗ đứng trên thế giới vẫn y nguyên.  Lần chót mà nước Anh có ngân sách thặng dư là vào năm có cuộc chiến tranh tại quần đảo Falklands với Argentina (1982). 

Tác giả Larry Elliott, biên tập viên kinh tế của báo The Guardian 

Theo báo The Guardian 8-4-2013

http://www.guardian.co.uk/business/2013/apr/08/margaret-thatcher-transform-britain-economy

Minh Đức dịch



 Tang lễ nguyên thủ tướng Anh Magaret Thatcher được Nữ Hoàng Anh làm theo nghi lễ nhà binh với quan tài phủ quốc kỳ, đặt lên trên cỗ đại bác, được kéo đi bằng ngựa

Trong buổi tang lễ nhiều người dân Anh biểu tình đứng hai bên đường khi đám tang đi qua dơ biểu ngữ phản đối "Rest in Shame", nghĩa là "Yêu Nghỉ trong Hổ Thẹn", thay vì câu chúc tụng thường thấy trong đám tang "Rest in Peace", "Yên Nghỉ trong Hòa Bình". Họ tức giận bà vì bà đã cắt các khoảng trợ cấp xã hội khiến cho họ phải sống trong thiếu thốn trong khi chính sách kinh tế mới khiến cho một lớp người mới, giới tài chánh, kiếm tiền thật nhiều.

No comments:

Post a Comment