Monday, March 5, 2012

Đại học Mỹ vẫn xuất sắc hơn đại học Trung Quốc

Các trường đại học ở Trung Quốc lỗi thời, bị ảnh hưởng xấu của những giáo điều chính trị, và thường là nơi khiến cho sinh viên không được thoải mái, sung sướng để học hành và tự do phát triển trí tuệ.

Khi nói về việc đào tạo vốn nhân sự, hay đào tạo con người giỏi giang, tháp ngà đại học Mỹ bỏ xa, hơn hẳn các trường đại học và cao đẳng Trung quốc. Cho đến nay, giáo dục ở bực đại học của Mỹ vẫn là ưu thế lớn nhất của Hoa Kỳ. 

Chúng ta đọc hai tin tức đang nổi lên trong dư luận Mỹ. Tin thứ nhất nói rằng Trung quốc hiện nay là một nước phát triển ghê gớm, sẽ tiến lên hàng cường quốc ưu việt. Tin thứ hai nói về trường đại học Mỹ bị nhiều tai tiếng như tiêu chuẩn kiến thức suy giảm, trường phái “tân cấp tiến”(neo-liberal) xâm nhập, lũng đoạn giới trí thức đại học, và e rằng sẽ xảy ra sự chia rẽ giai cấp trong các trường đại học.

Cả hai tin trên đây đều mang tính chất thổi phồng quá đáng. Là một người Mỹ mới rời khỏi khuôn viên đại học được vài năm, và đang là giáo sư thỉnh giảng tại một đại học hàng đầu của Trung Hoa, tôi nghĩ rằng khi bàn về giáo dục cấp cao, tức là giáo dục ở bậc đại học, các định chế  giáo dục của Mỹ bỏ xa các trường đại học bênTrung Hoa. Trường đại học bên Trung quốc chí đáng vứt xuống đất đen.
Không Thể So Sánh Được
 Những điểm yếu kém được nghe nói ít nhiều về việc học hành ở trường đại học Trung quốc là: học thuộc lòng, trả bài những gì giáo sư dạy. Về phía giáo sư, đánh giá khả năng của giáo sư qua những tác phẩm nghiên cứu hàng năm, bắt chước theo kiểu Mỹ, đều là những tác phẩm kém cỏi. Về phần sinh viên, mỗi tuần sinh viên phải ngồi trong lớp đủ 25 tiếng. Do đó, sĩ số sinh viên trong lớp học rất cao, đông đúc, chật chội.

 Thư viện - thánh đường cần thiết cho việc học hỏi ở trưòng đại học- ở trường đại học Trung quốc đa số trong tình trạng thiếu tiêu chuẩn. Ngay cả thư viện mới xây cũng chật chội, chỉ chứa những bộ sách sưu tập sách cũ do trường đại học Mỹ phế thải, bỏ đi. Một trường đại học cộng đồng trung bình của Mỹ cũng có sách nhiều hơn những thư viện mới này. Trong lúc đó, nếu bạn  đến thăm những định chế ưu tú của Mỹ, họ có đầy đủ những bộ sưu tầm  vĩ đại về văn học Trung quốc.

 Vấn đề nhà cửa, nơi ăn chỗ ở của sinh viên lại là một điều làm  cho đại học Trung quốc càng thêm mặc cảm, xấu hổ. Mỗi phòng trọ sinh viên có từ bốn đến sáu người ở chung, với một phòng tắm công cộng nằm ở cuối hành lang. Điều này không có nghĩa là những tiện nghi, trang hoàng nội thất kiều Mỹ là hay, nên bắt chước. Có người còn trách tiện nghi như vậy là phí phạm. Nhưng nói cho cùng, đó cũng chính là những điều trường đại học Trung Hoa cần làm để người sinh viên có lòng quyến luyến, yêu mến nhà trường. Bốn năm theo học miệt mài ở trong trường, sinh viên cần phải có những tiện nghi tối thiểu, những trang hoàng khích lệ, để sinh viên có một cuộc sống thoải mái, bù đắp cho những căng thẳng đầu óc lúc dùi mài kinh sử.
Chương Trình Ngoại Khóa Là Ưu Điểm Của Trường Mỹ.
 
Chữ ngoại khoá tôi dịch từ tiếng Anh là Extracurricular là những sinh hoạt ngoài giáo trình của môn học người sinh viên ghi danh. Lãnh vực này ít khi được đem ra thảo luận. Chương trình ngoại khoá của đại học Mỹ vào hàng nhất thế giới, không có nước nào sánh kịp. Đó cũng là ưu thế mạnh nhất của Hoa Kỳ trong việc đào tạo con người, vốn tư bản quí giá.

 Trung quốc là một xã hội rất bảo thủ so với nhiều nước Tây phương. Ở Trung Hoa người ta vẫn giữ những quan niệm hết sức hẹp hòi về việc học tập, chỉ có học, và học mà thôi. Trong lúc đó ở Mỹ, những ý niệm phổ quát về sự phát triển của một con người được định nghĩa rộng rãi hơn rất nhiều, không phải chỉ có học chữ, học gạo về môn học của mình. Người sinh viên Trung Hoa  khi học ra trường thường không đem theo trong hành trang của mình  những kỷ niệm vui, những mối tình thơ mộng của thời sinh viên. Hơn thế nữa, các cô các cậu ấy cũng chẳng biết đến những điều được người sinh viên Mỹ coi là hết sức thiết yếu. Ví dụ như xu hướng đương đại, qũi đạo về cuộc đời của mình, và thực tiễn hơn, là việc chọn lựa một nghề nghiệp thích hợp cho bản thân mình.
 Giống như sinh viên các nước khác, sinh viên Trung Hoa tìm cách xả “stress” tức là  những “lo âu trong lúc học” bằng một chút giải trí, hay cứ để thời gian làm nguôi ngoai. Nói về mục giải trí ở trong trường, đại học ở Trung quốc lại thua kém đến mức tội nghiệp. Ở đây, làm gì có phòng hội họp cho sinh viên, các sinh viên muốn gặp nhau họp bàn chuyện gì họ phải hẹn nhau đến phòng ăn tập thể để thảo luận bên cạnh mùi cơm chiên, mùi nước tương, xì dầu, hay mùi tô mì đang bốc khói.
Khuôn Viên Đại Học Sặc Mùi Cộng Sản Đỏ.
 
 Có một loại sinh hoạt ngoại khoá trong khuôn viên đại học bao giờ cũng được tuân thủ một cách nghiêm túc, và người sinh viên phải có mặt thường xuyên để tỏ lòng trung thành: Đó là họp tổ, hay sinh hoạt của Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Ở Trung quốc, sự cởi mở về giáo dục bị chấm dứt ngay lập tức khi Đảng Cộng sản Trung Quốc xen vào. Và ở các trường đại học Trung Hoa, những nhánh chân rết, hay bàn tay lông lá thô bỉ của Đảng Cộng Sản đi sâu vào tận từng phân khoa, từng vị giáo sư trong hội đồng khoa, không chỗ nào là không có sự hiện diện của Đảng Cộng sản. Việc này khiến cho những cơ cấu nhắm tạo nên một sức mạnh độc lập cho đại học bị bóp chết ngay từ trong trứng nước. Mới đây thôi, một giáo sư nổi tiếng của Đại Học Bắc Kinh vừa lăm le ra tranh cử vào Quốc Hội Đảng, ông ta  bị loại ngay. Ban đại dìện sinh viên thường bao gồm một số sinh viên hoặc là hững hờ, phi chính trị đứng ở một phe. Còn phe kia là những phần tử đang phấn đấu để thành đảng viên, với mưu đồ tìm ra những quan hệ để có nghề nghiệp vững chắc trong tương lai.

 Đại học Thanh Hoa vốn dĩ có truyền thống bị chính trị chi phối. Vào cuối thập niên 1940, Viện trưởng Mei Yiqi bỏ trốn sang Đài Loan. Ở đây, phe Trung Hoa Quốc Gia thành lập trường đại học Thanh Hoa riêng của họ, ngày nay vẫn còn. Vào thời kỳ xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hoá, đại học Thanh Hoa kết hợp với lũ trẻ học sinh trường cấp Hai và đám Vệ Binh Đỏ của Mao Trạch Đông  khủng bố tàn mạt trường đại học này suốt cả thập niên 1960. Đau đớn thay, sau này chính Vệ Binh Đỏ trở thành nạn nhân của những vụ tạo loạn khi Mao Trạch Đông ra lệnh phán rằng Vệ Binh Đỏ  quá mạnh, và ông xúi dục nhóm sinh viên khác chống lại Vệ Binh Đỏ. Mười hai sinh viên bị giết chết vào mùa hè năm 1968, chưa kể nhiều người khác bị thương hay bị đánh đập. (Nhiều câu chuyện đau thương khác được giáo sư Joel Andreas của trường John Hopkins ghi lại trong tác phẩm The Rise of the Red Engineers- Sự Trổi Dậy của những Kỹ Sư Đỏ.)

 Năm ngoái là năm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường đại học Thanh Hoa. Các vị chức sắc lãnh đạo nhà trường nghĩ rằng cần phải tổ chức lễ bách niên thật to với dạ tiệc, biểu diễn âm nhạc và mời cả tài tử Jackie Chan để khỏa lấp cái lịch sử đau buồn của nhà trường. Vâng, đào sâu về câu chuyện lịch sử thành lập trường đại học Thanh Hoa người ta thấy có nhiều tin tức không mấy tốt đẹp. Trường Thanh Hoa không phải là đại học do người Trung quốc sáng lập bằng công sức, tiền bạc của người Hoa. Sự thực là nó được thành hình từ một hành vi từ thiện nhân danh Hội Truyền Giáo Cơ Đốc Mỹ. Hồi đầu thế kỷ thứ 20, bọn giặc Quyền Phỉ nổi lên, cứ nhắm người nước ngoài, các phái đoàn truyền giáo, và những nơi có quyền lợi của người ngoại quốc để đánh phá. Trung quốc bị thua, bị làm thuộc điạ, và phải bồi thường những thiệt hại gây cho người nước ngoài. Đoàn truyền giáo Mỹ tặng lại số tiền phạt này để làm ra trường đại học Thanh Hoa.

 Năm 2011 cũng là năm kỷ niệm 100 năm Cuộc Cách Mạng Tân Hợi ở Trung quốc, thường được người Tây phương gọi là cuộc cách mệnh xây dựng “Nước Trung Hoa Mới”.(Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa –People’s Republic of China- coi chiến thắng của Cộng Sản trong năm 1949 là sự khởi đầu của một nước Trung Hoa Mới). Tiếc thay, trong dịp kỷ niệm này có những điềm rất xấu xảy ra cho nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Ví dụ như trường hợp nhiều quan chức cao cấp của nhà nước biển thủ số tiền lên tới $120 tỉ đô la rồi bỏ trốn. Đa số các ông quan tham ô này thích chọn Hoa Kỳ làm nơi định cư.

 Giống như nhiều thành phần ưu tú khác của Trung hoa, một số đông sinh viên tốt nghiệp đại học Thanh Hoa tìm cách sang Hoa Kỳ để học tiếp chương trình Cao Học. Trường Thanh Hoa ước tính rằng khoảng 40 đến 60% du sinh không trở về Trung quốc để phục vụ. Chính phủ Trung quốc tìm mọi cách ngăn chặn hiện tượng “xuất não” đó, chẳng hạn như hứa sẽ cho thật nhiều tiền trả cho những nhà nghiên cứu xuất sắc, nhất là những khoa học gia Trung quốc đã thành danh ở nước ngoài. Một giáo sư đại học bình luận rằng việc thù đáp này không dễ thực hiện đâu, bởi vì, ở nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc, việc chia chác lợi nhuận theo truyền thống vẫn dựa vào những quan hệ quen biết với nhau.
Dùi Mài Kinh Thâu Đêm Suốt Sáng
 
 Tỉ lệ quyên sinh, tự tử cao ở các trường đại học Trung Hoa là một đề tài bàn cãi rất nhiều. Nó trầm trọng đến nỗi cả chính phủ lẫn trường đại học đều phải dấu kín, không cho công bố con số sinh viên tự tử. Nguyên do tự tử một phần cũng vì áp lực vật chất đối với người sinh viên Trung Hoa.

 Mặc dù có sự phát triển kinh tế mạnh ở bên ngoài xã hội, nhưng người sinh viên Trung Hoa gặp phải áp lực kinh khủng khi đi tìm việc làm cho tương lai. Nhất là ở Trung quốc, Đảng Cộng Sản can thiệp rất sâu vào cơ cấu tổ chức các nhà máy, xí nghiệp. Đa số những việc làm ở xưởng máy chỉ nặng tính chất lắp ráp, lao động chân tay, và người sinh viên Trung Hoa khi tốt nghiệp không thích cho lắm. Trong trường hợp người sinh viên Trung Hoa hội đủ điều kiện làm việc cho công ty Tây phương, họ thưòng bị mất việc, thay đổi chỗ làm vì những cách biệt về căn bản giáo dục. Trong đó, có sự thiếu xót về khả năng sáng tạo, tính linh động và khả năng truyền đạt (communication).  

 Đối với thế hệ tương lai của Trung quốc, con đường đi của họ không được lát bằng vàng, hay dễ dàng như  họ tưởng. Chúng ta chớ nên coi sự thiếu xót của trường đại học Trung quốc là một an ủi cho người Mỹ. Thói đời vẫn hay thích chí tự mãn khi kẻ cạnh tranh với mình gặp khó khăn. Điều tôi muốn nói ở đây là vì những liên hệ kinh tế chặt chẽ, cho nên tương lai của Trung quốc rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Và nếu nói rằng tương lai của Trung quốc có thể nhìn được từ nền giáo dục đại học, tôi nghĩ điều này sẽ là một quan ngại rất lớn. Mỗi ngày tôi được nhắc nhở trong tâm trí rằng những sinh viên tôi dạy dỗ ở đây đang bị một guồng máy lỗi thời, đầy rắc rối nghiền nát họ- và trong lúc đó, Trung quốc đang tiến rất nhanh, nhanh hơn khả năng nước này có thể kiềm chế được.
  Bài tham luận của David Lundquist trên tạp chí The Atlantic Tháng 2/12
  Nguyễn Minh Tâm dịch

No comments:

Post a Comment