Friday, June 24, 2011

Xuất khẩu lao động đang gặp khó khăn


Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011-06-22

Theo Cục Quản Lý Lao Động ngoài nước thì nhu cầu tiếp nhận lao động từ Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực Châu Á đang gia tăng đáng kể. Tuy nhiên việc tuyển dụng nhân lực để gởi ra nước ngoài làm việc đang gặp khó khăn, vì không tìm đủ số ứng viên, như đòi hỏi của các doanh nghiệp trong khu vực, đang cần lao động Việt Nam. Đỗ Hiếu xin gởi đến quý vị các thông tin liên quan.




Nguồn nhân lực yếu và thiếu

Quản lý yếu Nhân lực thiếu Trình độ kém

Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội Việt Nam cho biết Nhật Bản luôn hài lòng về công ăn việc làm chăm chỉ, tinh thần phục vụ tích cực của lao động Việt Nam, trong tổng số 14 nước có công nhân và tu nghiệp sinh làm việc tại Xứ Phù Tang, Việt Nam là nước có số lượng đông thứ hai, sau Trung Quốc.

Tuy nhiên theo báo chí trong nước thì do tình hình sản xuất được khôi phục, thị trường sôi động, nhiều quốc gia Châu Á đang cần tuyển công nhân Việt Nam sang làm việc, nhưng các công ty môi giới không thể thu nhận đủ số lượng nhân công, như các đối tác đòi hỏi.

Hậu quả là một số công ty ở Việt Nam không tuyển đủ chỉ tiêu nên bị rút giấy phép đưa người ra lao động ở nước ngoài, một số tổ chức khác tự ý ngưng hoạt động xuất khẩu lao động và chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác.

Tuy nhiên theo báo chí trong nước thì do tình hình sản xuất được khôi phục, thị trường sôi động, nhiều quốc gia Châu Á đang cần tuyển công nhân Việt Nam sang làm việc, nhưng các công ty môi giới không thể thu nhận đủ số lượng nhân công, như các đối tác đòi hỏi.

Ông Nguyễn Đình Hùng, viên chức công đoàn Australia, thành viên Ủy Ban Bảo vệ Người Lao động Việt Nam, thường đi thăm công nhân Việt Nam tại các nước Châu Á kể về cuộc sống cam go của họ:

“Hầu hết những công nhân mà chúng tôi gặp đều nói, đi lao động khi trở về, may mắn lắm là trả được cái nợ, đa số trở về hai bàn tay trắng, thực tế là vậy. Hầu hết đều bị ngược đãi, hiện nay ở bên Mã Lai, con số chính thức có 450 công nhân Việt Nam đang ở tù, 150 nữ, 300 nam. Tất cả đều vi phạm luật, coi như là công nhân bất hợp pháp, khi họ không chịu nổi sư ngược đãi của chủ nhân, bỏ chạy, bị chủ nhân giữ hộ chiếu, khi bị bắt không ai bảo lãnh ra, tòa lãnh sự không giúp đỡ gì cả. Những trường hợp này, về nước, không những bàn tay trắng mà còn nợ lại hai ngàn đô la Mỹ, mà họ đã vay từ nhà nước.”

Chị Thủy, người Nghệ An, một công nhân xuất khẩu lao động, cũng là một nạn nhân bị công ty môi giới làm tiền, vướng vào nợ nần:

“Đi Mã Lai, sang đó rồi không có chỗ ở ăn, họ bắt rồi cũng chạy về, người nhà gởi tiền sang cho về. Đi Đài Loan cũng có, em mới về đây, quê em cũng có người về, bảo là nộp phạt 30 triệu đồng, đi không đúng thời hạn 2 năm thì họ phạt, không cho tiền máy bay về, có 2 phụ nữ cùng về nữa.”

Chị kể tiếp về những mánh khóe lường gạt công nhân, khác với những cam kết ban đầu, nghe hấp dẫn:

“Đi sang đấy toàn vào những công ty bị lừa thôi, cho vào đi may, tháng được một triệu hai bạc, phải lo lấy phòng lo lấy ăn, đi Macau, một tháng 5, 6 triệu cũng phải tự túc lấy ăn.”

Hầu hết đều bị ngược đãi, hiện nay ở bên Mã Lai, con số chính thức có 450 công nhân Việt Nam đang ở tù, 150 nữ, 300 nam. Tất cả đều vi phạm luật, coi như là công nhân bất hợp pháp, khi họ không chịu nổi sư ngược đãi của chủ nhân, bỏ chạy, bị chủ nhân giữ hộ chiếu, khi bị bắt không ai bảo lãnh ra, tòa lãnh sự không giúp đỡ gì cả.

Theo chị thì tất cả những người thân đi nước ngoài kiếm ăn, đều gánh chịu số phận cay đắng:

“Nhà em, con nhà ông chú, nhà chồng cũng có mấy đứa đi Liên Xô, rồi trốn chui nhủi, công an bắt, đánh cũng có đấy. Ngày trước mở cửa đi Đài Loan là mất một năm đầu trả cho công ty, tiền vay mượn, tiền đặt cọc, năm thứ hai thì cũng có chút… khi về ai may mắn thì ở được 2 năm, không may thì một, hai tháng bị trả về Việt mình. Em học để đi Đài Loan, học một tháng thì đóng cửa, em không đi được.”
 
Cảnh sống chen chúc, thiếu thốn mọi tiện nghi đã được ông Hùng kể lại như sau:

“Trong chuyến thăm vừa rồi, tại một hãng đó, có khoảng 150 công nhân nữ, ở trong những container, mỗi container có 8 người, lấy gỗ họ chăn ra làm 4, mỗi ngăn sống người. Trong những container đó có bếp nước, lò để nấu, vệ sinh, phòng tắm đều gần chung quanh đó. Họ sống trong suốt thời gian làm việc ở đó, cho đến bây giờ.”

“Tiền mất tật mang” hay “mang con bỏ chợ”

Ông Hùng cho biết về một số những hoàn cảnh đau xót mả không ai có thể ngờ khi quyết định lên đường tham gia xuất khẩu lao động, mà nhà nước xem là “chủ trương góp phần xóa đói giảm nghèo”:

“Bán thân nuôi miệng là thực tế đã có ở Mã Lai, rất nhiều phụ nữ Việt Nam đang làm nghề mãi dâm tại đây, có nhiều nguyên nhân đưa đến hoàn cảnh đó.

Có trường hợp thương tâm nữa như anh Trường, ở trong container bằng gỗ, bị cháy toàn thân, từ 70 đến 80%, không được bồi thường gì cả, Ủy Ban Bảo vệ Người Lao động Việt Nam đã kêu gọi sự yểm trợ của người Việt hải ngoại và đã đóng góp cho anh được gần 8 ngàn đô la Mỹ, hy vọng với số tiền đó, khi trở về nước anh sẽ được chữa trị cho sức khỏe của anh.

Một trường hợp khác, vừa qua có một cô công nhân đóng 2 ngàn đô la để được qua Mã Lai, làm việc được khoảng 3 tháng thì phát hiện bị bệnh ung thư, nếu về coi như vỡ nợ, mà ở lại thì chết vì không ai giúp đỡ cả, ủy ban cũng giúp một số tiền để vào viện điều trị, hiện cô đã khỏe và trở lại làm việc.”

Những ai đã từng một lần đi nước ngoài lao động , khi trở về nước thì luôn bị ám ảnh bởi bài học đau xót mà mình và càc bạn đồng cảnh phải gánh chịu, chị Thủy than thở:

“Họ bảo là đi Đài Loan thế nọ thế kia, ra Thanh Hóa, Hà Nội, vào miền Nam học cũng có, tháng đầu em cũng đóng vào đó mất 3 triệu, không học nửa, bọn em lấy tiền lại không được, không nhận Việt Nam mình sang làm osin nữa, em lại đi vay lãi tiếp, vay để học đi Đài Loan.

Gặp công ty lừa đó, 10 người thì 2 người gặp may, 8 người phải quay về, ở nhà quê mình, lấy cái gì mà có được 2, 3 chục triệu bạc, vợ chồng đánh nhau cũng vì chuyện nợ nầng, vấp có mấy triệu bạc mà đau đầu, chồng con thì đau ốm, cảnh gia đình nghèo đói, đi làm ăn thì mang nợ mang nần.”

chính sứ quán Việt Nam tại Mã Lai, cho người đến những vùng có công nhân hăm dọa họ là không nên tham gia công đoàn của Mã Lai, ngăn không cho họ tham gia hoạt động của công đoàn Mã Lai, để bảo vệ công nhân theo luật pháp nước này, không có sư bảo vệ đó thì chủ nhân tự do hà hiếp những người lao động Việt Nam

Ông Hùng không hiểu vì sao nhà nước Việt Nam không có chính sách để bảo vệ hàng trăm ngàn lao động đang kiếm ăn nơi xứ người:

“Những xứ tự do dân chủ, hệ thống công đoàn rất quan trọng, nhưng chính sứ quán Việt Nam tại Mã Lai, cho người đến những vùng có công nhân hăm dọa họ là không nên tham gia công đoàn của Mã Lai, ngăn không cho họ tham gia hoạt động của công đoàn Mã Lai, để bảo vệ công nhân theo luật pháp nước này, không có sư bảo vệ đó thì chủ nhân tự do hà hiếp những người lao động Việt Nam, đi để “xóa đói giảm nghèo”.

Theo các chuyên gia về nhân lực và lao động thì công nhân xuất khẩu đã nhìn rõ thực tế qua kinh nghiệm đau xót của những người đi trước bị môi giới gạt gẩm, lừa đảo, chủ nhân chèn ép, bóc lột, cho nên họ không muốn rơi vào những cạm bẩy ấy nữa.

Giới lao động cho rằng, muốn giải quyết vấn đề thiếu nguồn nhân lực, nhà nước Việt Nam cần phải tạo sự minh bạch, trung thực trong thông tin, có chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, tránh những trường hợp thương tâm thường được công luận và báo chí phơi bày là “tiền mất tật mang” hay “mang con bỏ chợ”.

No comments:

Post a Comment