Saturday, February 12, 2011

Giống và khác nhau giữa Việt Nam và Ai Cập


Sự khác nhau giữa tình hình Trung Đông và tình hình Việt Nam, Trung Quốc là tại Trung Đông có những nhóm người cuồng tín Hồi giáo muốn dùng bạo lực chiếm chính quyền, còn tại Việt Nam và Trung Quốc thì đã có nhóm người cuồng tín Cộng Sản chiếm được chính quyền và đang đi đến chỗ bị dân chán ghét luận điệu cuồng tín, muốn có tự do, dân chủ .



Giống và khác nhau giữa Việt Nam và Ai Cập



Khi cuộc cách mạng dân chủ tại Ai Cập nổ ra làm cho ông tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak phải từ chức, nhiều người trên thế giới mừng rằng dân Ai Cập có được tự do, nhưng cũng có người lo ngại rằng việc sụp đổ một chế độ sẽ làm cho an ninh bị lơi lỏng và những người Hồi Giáo và quá khích có thể lợi dụng tình trạng này mà lên nắm quyền . Một khi đã nắm được quyền lực, những người Hồi Giáo cuồng tín sẽ dùng bạo lực dẹp tất cả các thế lực chính trị đối lập, cấm người dân phát biểu những gì khác với chính quyền và tôn giáo .

Đây cũng là tình trạng chung tại vùng Trung Đông, nơi có những phong trào Hồi giáo cuồng tín, hô hào tín đồ đánh bom tự sát để gây rối loạn rồi chiếm chính quyền thiết lập chế độ giáo quyền, cho tôn giáo được quyền tối thượng chi phối tư tưởng và mọi hoạt động xã hội .

Tại Việt Nam và Trung Quốc không có phong trào cuồng tín, chủ trương bạo động tìm cách lật đổ chính quyền như tại vùng Trung Đông .

Sự khác nhau giữa tình hình Trung Đông và tình hình Việt Nam, Trung Quốc là tại Trung Đông có những nhóm người cuồng tín Hồi giáo muốn dùng bạo lực chiếm chính quyền, còn tại Việt Nam và Trung Quốc thì đã có nhóm người cuồng tín Cộng Sản chiếm được chính quyền và đang đi đến chỗ bị dân chán ghét luận điệu cuồng tín, muốn có tự do, dân chủ .

Vì thế cái nguy cơ tại Trung Đông là sau khi dân chủ hóa thì nhóm người cuồng tín lợi dụng tự do dân chủ để nắm quyền rồi xây dựng một chính quyền không theo nguyên tắc tự do, dân chủ nữa . Nguy cơ tại Việt Nam và Trung Quốc sau khi dân chủ hóa là nhóm người Cộng sản chủ trương bạo động tiếp tục bám vào chính quyền để cai trị bất chấp các nguyên tắc tự do, dân chủ . Tình hình tại Việt Nam và Trung Quốc giống tình hình tại Iran hơn là tại Ai Cập .

Sự giống nhau giữa Ai Cập và Việt Nam là kinh tế Ai Cập đang tăng trưởng . Năm 2009, tỉ lệ tăng trưởng là 4.7%, năm 2010 ti lệ tăng trưởng là 5%. Dự kiến cho năm 2011 mức độ tăng trưởng là  6%. Cũng giống như Việt Nam, tại Ai Cập các khu thương mại, nhà ở thi nha mọc lên, các công ty ngoại quốc kéo vào Ai Cập mở resorts để thu hút khách du lịch .

Cũng giống như Việt Nam, Ai Cập có hạn lạm phát, năm 2010 tỉ lệ lạm phát là 10%, trong khi tại Việt Nam tỉ lệ lạm pháp là hơn 11%. Giá thực phẩm tại Ai Cập đã gia tăng 15% trong năm qua .

Tại Ai Cập, 20% sống dưới mức nghèo, nghĩa là dưới 2$ một tháng trong khi ở tầng trên của xã hội có một tầng lớp cực kỳ giàu có. Hơn 25% lực lượng lao động thất nghiệp . Nhiều sinh viên ra trường không kiếm được việc làm .

Điều khác nhau giữa Ai Cập và Việt Nam là tại Ai Cập có báo chí tư nhân và có nhiều đảng phái . Ai Cập không xây dựng cơ cấu bắt báo chí hoàn toàn phải là báo chí nhà nước nhưng chính quyền có thể ảnh hưởng đến một số báo tư nhân bằng cách tài trợ tiền bạc cho một số báo . Dĩ nhiên các báo được chính quyền tài trợ sẽ không nặng lời chỉ trích chính quyền . Nhưng các đảng đối lập cũng có báo của mình . Tại Ai Cập có luật cấm báo chí phỉ báng tổng thống nhưng các báo cũng có lúc tìm cách nói cạnh, nói khóe để chỉ trích chính quyền và tổng thống .

Ai Cập là một chế độ độc tài về chính trị nhưng không phải là một chế độ độc tài toàn trị . Điều này có nghĩa là tổng thống Mubarak và phe nhóm của ông ta tìm cách bảo vệ địa vị của mình nhưng không xen vào tôn giáo . Tôn giáo vẫn được tự do hoạt động mà không bị bắt bớ sách nhiễu hay bị chính quyền cho mật vụ đội lốt tu sĩ rồi bắt các tu viện phải chấp nhận các tu sĩ đội lốt này . Vì thế trong các nơi thờ tự, người dân được tự do bàn bạc, kể cả phê phán chính quyền . Vì tôn giáo được tự do nên việc ông Mubarak bước xuống chỉ có ảnh hưởng về mặt chính quyền còn về tư tưởng người dân thì không bị xáo trộn như khi chế độ cộng sản tại Liên Xô bị sụp đổ . Vì chế độ Liên Xô chi phối đến cả tư tưởng người dân nên khi chế độ này sụp đổ thì toàn bộ tư tưởng mà chế độ bắt dân phải tin và suy nghĩ theo cũng sụp đổ theo, gây ra sự hoang mang, chán nản trong lòng người dân .

Điều khác nhau giữa Việt Nam và Ai Cập là trong vụ biến động, biểu tình vừa qua, không thấy tổng thống hay các viên chức gọi những người biểu tình là những kẻ phản động, chống lại nhân dân, chống lại tổ quốc, kẻ thù của nhân dân, cũng không vu cho những người này nhận tiền của thế lực ngoại bang để gây rối . Chỉ thấy chính quyền bắc loa kêu gọi người biểu tình là nguyện vọng của các bạn đã được nghe và ghi nhận bây giờ xin các bạn giải tán về nhà để ổn định lại thành phố .

1 comment:

  1. Thêm điều khác là hiện nay khi biểu tình thì dân Việt Nam vần còn cầm hình tên Hồ chí Minh (một cái bù nhìn mà Đảng Cọng sản Viet Cọng bám bíu vào để cố giữ mô hình phò Cọng Sản Trung Quốc) trong lúc bên Ai Cập người dân họ có quyền giương hình ông Mubarak có gạch chéo mặt và có chữ "cút đi"

    Hồi nào Vietnam dân biểu tình có thể cầm hình gạch mặt Hồ chí Minh thì cách mạng dân chủ mới thành công . Còn không thì đảng Cọng Sản Vietnam lại lấp liếm đưa tên Việt Cọng trong Đảng lên "đàn áp, bóc lột" nhân dân Vietnam

    tuna,

    ReplyDelete